Di sản Huỳnh Văn Nghệ

Ba mươi năm sau, ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật cho các tác phẩm "Chiến khu xanh", "Bên bờ sông xanh", "Rừng thẳm sông dài". Ngày 17 tháng 4 năm 2010, ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Không chỉ là một chỉ huy quân sự tài ba, ông còn là một nhà thơ nổi tiếng. Đồng đội và nhân dân miền Nam gọi ông là "Thi tướng rừng xanh".

Ông được đánh giá là người mang "nhiệm vụ chiến sĩ và sứ mệnh thi sĩ đã hoà quyện với nhau", như chính lời ông viết:

Tôi là người lăn lóc giữa đường trần,Không phân biệt lúc mài gươm múa bút.Đời chiến sĩ máu hoà lệ, mựcCòn yêu thương là chiến đấu không thôiSuốt một đời gươm chẳng ráo mồ hôiThì không lẽ bút phải chờ kiếp khác.Trên lưng ngựa múa gươm và ca hát,Lòng ta say chiến trận đến thành thơ…

Bài thơ Nhớ Bắc của ông làm tại Chiến khu Đ năm 1946 với 4 câu tuyệt bút mở đầu đã được nhiều thế hệ người Việt Nam truyền tụng:

Ai về xứ Bắc ta đi vớiThăm lại non sông giống Lạc HồngTừ độ mang gươm đi mở cõiTrời Nam thương nhớ đất Thăng Long.

Câu cuối có một số bản chép là "Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long". Tuy nhiên sau này đã được đính chính lại đúng nguyên tác là "Trời Nam".[13]

Bài thơ kết thúc bằng 4 câu mang nặng tình với đất nước:

Ai đi về Bắc xin thăm hỏiHồn cũ anh hùng đất Cổ LoaHoàn Kiếm hồ xưa Linh Quy hỡiBao giờ mang trả kiếm dân ta.

Gần 50 bài thơ của ông đã được chọn in trong tập Thơ văn Huỳnh Văn Nghệ (Nhà xuất bản Đồng Nai, 1998). Ngoài ra ông còn viết truyện ký, tự truyện được tập hợp trong hai tập sách Quê hương rừng thẳm sông dài và Những ngày sóng gió.

Tháng 12 năm 2006, các tập thơ Chiến khu xanh, Bên bờ sông xanh, Rừng thẳm sông dài được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

Đầu năm 2007, tỉnh Bình Dương phối hợp với tỉnh Đồng NaiĐài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học Huỳnh văn nghệ - Cuộc đời và sự nghiệp tại Nhà Lưu niệm Huỳnh Văn Nghệ, thuộc xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Tại thành phố Thủ Dầu Một, có một con đường mang tên Huỳnh Văn Nghệ. Và cũng để tưởng nhớ công lao của một vị tướng - một nhà thơ và ở thành phố Biên Hòa cũng có con đường mang tên ông, tỉnh Bình Dương đã quyết định thành lập Giải thưởng văn học nghệ thuật Huỳnh Văn Nghệ của tỉnh Bình Dương. Tại Hà Nội, tên của ông được đặt cho một tuyến phố từ đường Nguyễn Văn Linh dẫn vào khu đô thị Sài Đồng đến đường Trần Danh Tuyên.

Cuộc đời ông cũng được hãng TFS dựng thành phim truyền hình 37 tập Vó ngựa trời Nam, do Nghệ sĩ ưu tú Lê Cung Bắc làm đạo diễn và các diễn viên Huỳnh Đông vai Huỳnh Văn Nghệ, Lê Phương vai Nhàn, Phụng Cường vai Huỳnh Văn Nghệ lúc nhỏ, Tấn Hưng vai Tám Phát, Thạch Kim Long vai Chín Quỳ. Phim được dàn dựng từ năm 2007 và công chiếu vào tháng 3 năm 2010, nhận được một số lời khen ngợi.

Ngoài ra, nhân vật Huỳnh Văn Nghệ (Tám Nghệ) còn xuất hiện trong một số phim như: Dưới cờ đại nghĩa (do diễn viên Lê Văn Dũng đóng), Độc nhãn tướng quân Nguyễn Bình (do diễn viên Võ Hiệp đóng).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Huỳnh Văn Nghệ http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Chu-tich-nuoc-tr... http://www.baodongnai.com.vn/phongsukysu/201302/65... http://www.tfs.com.vn/vn/news.cfm?id=582 http://hdnd.dongnai.gov.vn/gioi-thieu/tieusu-tomta... http://hdnd.dongnai.gov.vn/gioi-thieu/tieusu-tomta... http://www.ubmttq.hochiminhcity.gov.vn/web/vi-vn/c... http://laodongdongnai.vn/Thoi-su/chinh-tri/46061F/... http://sknc.qdnd.vn/sukiennhanchung/vi-vn/89/70/79... http://www.qdnd.vn/qdnd/sukiennhanchung.toandandan... http://www.sugia.vn/portfolio/detail/829/di_tich_m...